Tái cấu trúc doanh nghiệp như thế nào hiệu quả ?

Những năm gần đây, tôi nghe rất nhiều người đề cập đến việc nên tái cấu trúc doanh nghiệp để bắt kịp nhịp độ phát triển của thời đại. Nhưng tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Tái cấu trúc doanh nghiệp như thế nào mới thực sự mang lại hiệu quả? Đó lại là những câu hỏi không phải doanh nghiệp nào cũng trả lời được.

Tái cấu trúc – hành trình “làm mới” doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp đến với Headhunter để tư vấn về việc tái cấu trúc doanh nghiệp đều xuất phát từ việc doanh nghiệp gặp phải khó khăn mà chưa có phương cách giải quyết. Họ ý thức được doanh nghiệp cần phải thay đổi nhưng lại chưa thực sự hiểu tái cấu trúc doanh nghiệp là gì. Tái cấu trúc là “xây mới” lại toàn bộ cấu trúc theo tinh thần mới phù hợp với thực tiễn hay dựa trên nhưng cấu trúc cơ bản ban đầu mà “tu sửa” cho hiệu quả?
Có thể hiểu một cách tổng quát, tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu trong những điều kiện, hoàn cảnh luôn thay đổi.
Mục đích cốt lõi của tái cấu trúc chính là tìm kiếm và xây dựng một “thể trạng” tốt hơn cho doanh nghiệp dựa trên nền tảng, tầm nhìn, sứ mệnh và định hướng chiến lược có sẵn của doanh nghiệp. Hay khái quát hơn, chính là dựa trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp.
Tái cấu trúc doanh nghiệp thường được thể hiện ở một số phương diện như:
– Điều chỉnh cơ cấu hoạt động: là sự điều chỉnh về mục tiêu chiến lược, ngành nghề kinh doanh, khu vực hoạt động,…
– Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy: là sự phân bổ lại quyền hạn, chức năng các phòng/ban, các cấp quản lý,…
– Điều chỉnh cơ cấu thể chế: là sự điều chỉnh các cơ chế, chính sách sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
– Điều chỉnh cơ cấu các nguồn lực: là sự đầu tư tạo lập các nguồn lực và tái phân bố các nguồn lực.
Tuy nhiên, những hoạt động trên đều chỉ là sự thay đổi bề nổi. Doanh nghiệp chỉ có thể tái cấu trúc thành công dựa trên 3 cấu phần cốt lõi của doanh nghiệp.“Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu trong những điều kiện, hoàn cảnh luôn thay đổi.”

Tái cấu trúc toàn diện với 3 cấu phần của doanh nghiệp

Thông thường, khi đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi tái cấu trúc là gì, dĩ nhiên điều tiếp theo ta cần biết là tái cấu trúc như thế nào là đúng. Để giúp bạn dễ hiểu hơn,
Headhunter Vietnam thường mô phỏng hoạt động này như là hoạt động của một chiếc xe. Nếu ví doanh nghiệp là một chiếc xe thì phần động cơ sẽ là Tư duy lãnh đạo (Mindset), phần bánh trước sẽ là Năng lực lãnh đạo (Skillset) và phần bánh sau cũng như thùng xe là Công cụ lãnh đạo (Toolset). Đây cũng chính là 3 cấu phần quan trọng, cốt lõi của doanh nghiệp.
Do đó, khi chỉ tập trung vào quy trình, cơ cấu, KPI, nhân sự, chính sách,… thì cũng có nghĩa chúng ta mới chỉ tập trung giải quyết vấn đề về Công cụ lãnh đạo mà thôi. Tựa như việc nâng cấp phụ kiện mà bỏ qua phần động cơ, chiếc xe chỉ được tô điểm cho “đẹp” lên chứ không hề “khỏe” hơn. Để chiếc xe có thể chạy dài, chạy mạnh, buộc chúng ta phải thay đổi phần động cơ cho chúng. Tương tự, để tái cấu trúc doanh nghiệp một cách hiệu quả, điều cốt lõi phải thay đổi chính là Tư duy lãnh đạo để phù hợp với những Công cụ quản trị mà quá trình tái cấu trúc đề ra.
Khi đã có sự thay đổi về tư duy và công cụ thì yếu tố tiếp theo chúng ta cần lưu tâm không gì khác là Năng lực lãnh đạo. Nếu đội ngũ quản lý và lãnh đạo không đủ khả năng để thực thi thì tất cả những kế hoạch, công cụ mà chúng ta có sẽ mãi mãi chỉ nằm trên giấy mà không cách nào được hiện thực hóa. Hoặc chăng nếu đưa vào thực hiện, quá trình tái cấu trúc cũng không đạt được hiệu quả tối ưu.“Để tái cấu trúc doanh nghiệp một cách toàn diện, chỉ có thể kết hợp sự thay đổi cả ba cấu phần của doanh nghiệp là Tư duy lãnh đạo, Năng lực lãnh đạo và Công cụ lãnh đạo.”

Tái cấu trúc – khơi thông tiềm lực doanh nghiệp

Có nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp phải tiến hành tái cấu trúc, một trong số đó cần đề cập đến chính là những áp lực nội tại phát xuất từ chính bên trong doanh nghiệp. Đó có thể là những sự thay đổi về nguồn nhân lực, phạm vi hoạt động, thậm chí là cả những điều chỉnh về mặt thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp,…
Khi quyết định tái cấu trúc, buộc doanh nghiệp phải nhìn nhận và đánh giá lại toàn bộ những gì mình đang có và đang triển khai, đồng thời dựa trên tình hình thực tiễn của doanh nghiệp để có những thay đổi nhằm tận dụng và phát huy tối đa những nguồn lực mà doanh nghiệp đang có. Chính vì vậy, tái cấu trúc doanh nghiệp đánh tan những “cục máu bầm” làm nghẽn tắc sự phát triển của doanh nghiệp và khơi thông những tiềm lực mà doanh nghiệp vốn có nhưng chưa tận dụng một cách hiệu quả.“Tái cấu trúc doanh nghiệp đánh tan những “cục máu bầm” làm nghẽn tắc sự phát triển của doanh nghiệp và khơi thông những tiềm lực mà doanh nghiệp vốn có nhưng chưa tận dụng một cách hiệu quả.”

Đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh bằng tái cấu trúc

Thế giới vẫn đang thay đổi từng giờ với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt. Nếu không có sự phát triển vững vàng và thích nghi kịp thời, hoặc doanh nghiệp sẽ bị cuốn theo vòng xoáy của cơn lốc phát triển ấy, hoặc doanh nghiệp sẽ bị thụt lùi so với bước tiến chung của xã hội. Không phải chỉ khi nhận thấy doanh nghiệp đang gặp vấn đề, chúng ta mới tìm đến tái cấu trúc như một cọng rơm cứu mạng lúc hiểm nguy mà tái cấu trúc phải là “tấm bùa hộ mệnh” doanh nghiệp luôn mang theo bên người. Bởi, tái cấu trúc doanh nghiệp là gì nếu không phải là quá trình đánh giá và lại đánh giá, khảo sát và lại khảo sát liên tục, không ngừng nghỉ trong suốt “đời sống” của doanh nghiệp?
Chính nhờ sự khảo sát và đánh giá liên tục ấy, lãnh đạo có thể nhạy bén phát hiện ra sự không tương thích giữa nhu cầu của thị trường với sự cung ứng của doanh nghiệp, kịp thời cập nhật những công cụ quản trị tân tiến, liên tục làm mới tư duy lãnh đạo trong môi trường mới và hoàn cảnh mới. Kết hợp với sự thay đổi từ bên trong, tận dụng được những nguồn lực mà doanh nghiệp đang có, tất cả làm nên sức bật cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của mình so với những doanh nghiệp khác.“Tái cấu trúc tận dụng hiệu quả nguồn lực bên trong, thích ứng kịp thời với những thay đổi bên ngoài, góp phần đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.”

Tái cấu trúc doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp: “đôi bạn cùng tiến”

Như đã khẳng định ở trên trong phần định nghĩa tái cấu trúc doanh nghiệp là gì, mục đích của tái cấu trúc doanh nghiệp là tìm kiếm và xây dựng một “thể trạng” tốt hơn cho doanh nghiệp dựa trên nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Do đó, quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp không thể không song hành cùng với quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Không ai ngốc nghếch đến độ xây nhà trên cát để rồi một cơn sóng ập đến cũng đủ làm ngôi nhà đổ sập. Đối với các dự án của Headhunter Vietnam, tái cấu trúc doanh nghiệp luôn được xây dựng trên nền tảng vững chắc là văn hóa doanh nghiệp.
Có thể ví văn hóa doanh nghiệp với những giả định ngầm hiểu và nguyên tắc cốt lõi như là ngọn hải đăng giúp quá trình tái cấu trúc tập trung vào đúng chiến lược, mục tiêu đã đề ra. Sự thay đổi luôn dựa trên hai yếu tố khách quan và chủ quan, nếu như không có những giá trị cốt lõi từ văn hóa doanh nghiệp, quá trình tái cấu trúc sẽ bị cuốn theo những yêu cầu từ bên ngoài mà đánh mất giá trị cốt lõi và bản sắc của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuẩn mực, doanh nghiệp cũng cần tái đánh giá và đề xuất cấu trúc mới tương ứng bởi không thể có kết quả mới nếu ta vẫn thực hiện như cách làm cũ.
Như vậy, tái cấu trúc doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp là đôi bạn cùng tiến, phối hợp với nhau thúc đẩy doanh nghiệp có những bứt phá trong thời đại mà tốc độ phát triển của mọi lĩnh vực đều như vũ bão.“Tái cấu trúc doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp là hai hoạt động diễn ra song hành và bỗ trợ cho nhau. Chúng giống như đôi bạn cùng tiến giúp doanh nghiệp có những bứt phá trong thời đại mới.”

Sau khi hiểu tái cấu trúc doanh nghiệp là gì với những yếu tố quan trọng trong quá trình tái cấu trúc và những lý do khiến doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc, chúng tôi hoàn toàn có thể khẳng định tái cấu trúc doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp đặc biệt là trong giai đoạn mới này. Tuy nhiên, tái cấu trúc không phải là một hành trình đơn giản và dễ dàng. Bằng những kinh nghiệm của mình,
Headhunter Vietnam luôn sẵn lòng tư vấn và đồng hành với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp này. 


  • Share this post